Từ lúc 5, 6 tuổi, con trai tôi đã có những câu hỏi: Ngày 8/3 là gì mà mẹ và, bà và các cô nhận được nhiều hoa thế ạ? Ngày nhà giáo là gì ạ? Vu lan là ngày gì ạ?… Và tôi nhận ra, đây chính là thời điểm thích hợp để mình dạy con về lòng biết ơn.
Không ai có thể sống đơn độc trong cõi đời này mà không chịu ơn nhiều người xung quanh. Cơm con ăn, áo con mặc, tất cả những gì cho con cuộc sống và tồn tại ngày hôm nay đều nhờ ơn rất nhiều người. Đó là một mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, do vậy, chúng ta cần phải biết ơn lẫn nhau,và nói cảm ơn lẫn nhau, một lòngsự cảm ơn chân thành nhất.
Lòng biết ơn như những điều kỳ diệu, không lấp lánh, khoa trương nhưng khiến người ta bừng sáng và hạnh phúc. Lòng biết ơn là một trong những yếu tố quyết định nhân cách của một người trong tương lai. Chính vì vậy, dạy con lòng biết ơn là điều các bậc cha mẹ nên làm. Tuy nhiên, Kkhông phải tự nhiên khi lớn lên trẻ sẽ biết thể hiện lòng biết ơn mà cha mẹ phải bồi đắp, phải dạy cho trẻ từ khi còn nhỏ.
Cha mẹ hãy làm gương
TVì trẻ học hỏi tốt nhất thông qua việc bắt chước những việc làm của cha mẹ, nên cách tốt nhất để dạy trẻ về lòng biết ơn chính là chúng ta phải làm gương cho con. Trong gia đình, cha mẹ nên hiếu kính với ông bà, vợ chồng nên biết ơn đến nhau, thậm chí, khi con giúp mình, cha mẹ cũng nên nói lời cảm ơn đến trẻ… Có như vậy, con mới học tập và làm theo. Ông bà xưa đã dạy, học ăn, học nói, học gói, học mở. Lời cảm ơn với lý do cụ thể sẽ đủ chân thành và tỏ rõ lòng biết ơn. Nói những lời như vậy hàng ngày với mọi người xung quanh đồng nghĩa với việc cha mẹ đang dạy con biết ơn đúng cách. Trong suốt quá trình dạy trẻ học về lòng biết ơn, cha mẹ sẽ là người đóng vai trò chỉ dẫn cũng như là một tấm gương chuẩn mực để các con noi theo.
Dạy con nói lời cảm ơn
Đôi khi, một lời nói cảm ơn đúng người, đúng chỗ sẽ thể hiện lòng biết ơn trước những hỗ trợ mà mình nhận được. Chính vì vậy, nói lời cảm ơn sẽ là cách hành xử đầu tiên mà cha mẹ cần dạy trẻ trong cuộc đời. Hãy khuyến khích con nói lời “cảm ơn” với mọi người bất cứ khi nào họ cần được cảm ơn. Thường xuyên khuyến khích và tập cho trẻ nói lời cảm ơn sẽ hình thành nên tính cách tốt cho cácgiúp trẻ để biết chủ động bày tỏ sự biết ơn cũng như ghi nhớ về những hỗ trợ của mọi người xung quanh.
Để trẻ làm việc nhà
Bằng cách khuyến khích con giúp đỡ các công việc nhà, chẳng hạn như lau nhà, rửa bát, thu gấp quần áo…, cha mẹ sẽ tạo ra môi trường để trẻ học về lòng biết ơn. Khi có cơ hội tiếp xúc với thực tế, cùng cha mẹ làm những công việc trong gia đình, trẻ sẽ nhận ra rằng mình cần nỗ lực và không nên coi mọi thứ là điều hiển nhiên, phải biết ơn và tôn trọng thành quả mà cha mẹ tạo ra. Mặt khác, nếu cha mẹ làm hết mọi thứ cho con mà không để trẻ làm thì trẻ càng có nhiều cơ hội coi rằng đó là những việc, những điều hiển nhiên mà cha mẹ phải làm.
Khuyến khích con giúp đỡ người khác
Một cách khác để dạy trẻ về lòng biết ơn đó là cha mẹ hãy cùng trẻ giúp đỡ những người khác khó khăn hơn mình. Những hành động nhỏ như hỏi thăm, ủng hộ người nghèo, hay đơn giản là tích lũy sách vở, quần áo không dùng đến để giúp các bạn nhỏ miền núi… sẽ tập cho trẻ thói quen hỗ trợ người khó khăn, yếu thế. Và khi trẻ có những hành động giúp đỡ người khác, cha mẹ đừng quên khen ngợi và có phần thường nhỏ để khuyến khích con duy trì và chủ động giúp đỡ mọi người.
Biết nói “không” đúng lúc
Khi con mè nheo muốn đòi hỏi thứ gì đó, nhiều cha mẹ dễ dàng đáp ứng vô điều kiện. Một số người còn có thể mua bất cứ thứ gì trẻ muốn có chỉ cốt để trẻ thôi giận dữ, khóc lóc. Yêu cầu được đáp ứng và thỏa mãn quá dễ dàng sẽ khiến trẻ không biết trân quýmất đi lòng biết ơn với những người đã làm ra thứ mình thíchyêu thương và những người đã cố gắng đáp ứng mình. Nếu thấy yêu cầu của con không hợp lý, cha mẹ phải giải thích lý do nhẹ nhàng rồi từ chối chứ đừng lập tức nói “không”. Vì nếu không giải thích mà từ chối ngay yêu cầu của con sẽ khiến trẻ cảm thấy oan ức, phi lý.
Hãy kiên nhẫn
Trẻ không thể ngay lập tức thấm nhuần những lời răn dạy của bố mẹ về lòng biết ơn và mà chúng cần thời gian trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm sống. Có thể sẽ phải mất vài ngày, vài tuần, vài tháng, thậm chí nhiều năm để dần xây dựng thói quen biết ơn trong trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy bình tĩnh giúp trẻ hình thành thói quen về sự cảm kích, lòng biết ơn với những thứ mình nhận được.
Duy trì thói quen hàng ngày
Hãy nói chuyện thường xuyên với con về những gì bạn biết ơn và giải thích lý do. Hãy biến những câu chuyện đó trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể yêu cầu mọi thành viên trong gia đình chia sẻ về những điều cảm thấy biết ơn trong ngày… Duy trì thói quen biết ơn hàng ngày sẽ khuyến khích trẻ suy nghĩ về mọi khía cạnh của cuộc sống và cảm thấy hạnh phúc, biết ơn những gì mình đang có.
Tâm sự với con
Nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ là đã lo cho con cuộc sống đủ đầy nhưng lại không thể dạy những đứa trẻ biết ơn. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng thương con nên thường giấu sự vất vả của mình, chỉ để con cái thấy được những lúc mình an nhàn, hạnh phúc. Điều đó là sai lầm, bởi có thể trẻ sẽ cảm thấy cha mẹ làm việc quá dễ dàng, kiếm tiền không mất nhiều công sức, từ đó con không coi trọng công sức của cha mẹ.
Hãy thường xuyên tâm sự với con về nỗi vất vả của mình. Tuy nhiên, cha mẹ nhớ rằng tâm sự khác với lời than vãn. Tâm sự cho con hiểu, để có được tiền mua những bữa cơm ngon, những bộ quần áo đẹp hay cuộc sống đang có…, cha mẹ cũng phải lao động vất vả như thế nào, áp lực ra sao. Khi hiểu được cha mẹ kiếm tiền vất vả, trẻ sẽ biết yêu thương cha mẹ hơn và trân trọng những thứ được đổi lấy bằng mồ hôi, công sức của cha mẹ. Cha mẹ cũng hãy chia sẻ với con rằng, những khi mệt mỏi, áp lực, mình cũng muốn có được một cái ôm hay lời hỏi han, động viên chân thành từ phía con.
Chính lòng biết ơn đã giúp kết nối những con người với nhau, giúp ta trân trọng người khác, trân trọng chính bản thân mình. Khi học được cahcs cách trân trọng và cảm kích, trẻ sẽ thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn, được chia sẻ hơn, và chắc chắn là vui hơn, hạnh phúc hơn