Trang chủTin tứcPhát triển Nghề công tác xã hội giai đoạn 2015 – 2020

Phát triển Nghề công tác xã hội giai đoạn 2015 – 2020

Hiệnnay, công tác xã hội (CTXH) đã trở thành một nghề chuyên nghiệp, đượcNhà nước công nhận về mặt pháp lý, được xã hội thừa nhận. Trong thờigian qua, nghề CTXH đã trợ giúp rất nhiều cho các đối tượng yếu thế ởViệt Nam.

Đại biểu Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại hội thảo nghề CTXH tại Việt Nam.

Đề án 32 và những mục tiêu hoàn thành sau 4 năm thực hiện 
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế; xã hội đãnảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳngvề mức sống và cơ hội phát triển… Có thể nói, nghề CTXH đang trực tiếptham gia giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh, bức xúc, giải quyếtmối quan hệ giữa con người với con người, giảm bất bình đẳng và mâuthuẫn trong xã hội, mang lại niềm vui, hạnh phúc, góp phần thúc đẩy pháttriển kinh tế, công bằng tiến bộ xã hội.
Điểm lại những bước phát triển của Đề án 32 sau 4 năm thực hiện, ôngNguyễn Văn Hồi – Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội cho biết: Hiện, 100%tỉnh, thành đã thực hiện Đề án 32 giai đoạn 2010 – 2015 và giai đoạntiếp theo. Thời gian thực hiện chưa dài, nhưng đến nay hầu hết các mụctiêu cụ thể của Đề án đã đạt được.
Thành công lớn nhất chính là nhận thức, hiểu biết về nghề CTXH đã cóbước chuyển căn bản từ các bộ ngành trung ương, địa phương và toàn xãhội. Việt Nam đã bước đầu xây dựng chính sách, củng cố đội ngũ và mạnglưới, xây dựng giáo trình, tăng cường truyền thông cũng như hợp tác quốctế về CTXH. Hàng loạt các văn bản như: Thông tư quy định về chức danh,mã số các ngạch viên chức CTXH; Quy định tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơsở bảo trợ xã hội (BTXH); Hướng dẫn tiêu chuẩn cộng tác viên cấp xãngành CTXH… đã được các cơ quan chức năng biên soạn.
Đặc biệt là việc thí điểm các mô hình Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXHtại một số tỉnh, thành; Việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng caokỹ năng cho đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên CTXH…đều có những bước chuyển biến mạnh. Mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụCTXH và đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên CTXH đãđược củng cố, phát triển. Đến nay, cả nước có trên 30 tỉnh, thành xâydựng mô hình Trung tâm CTXH. Các Trung tâm này đã được Dự án Hỗ trợ kỹthuật để vận hành mô hình và phát triển dịch vụ CTXH. Có 21 tỉnh, thànhđã phê duyệt kế hoạch thành lập mạng lưới cộng tác viên CTXH theo Đề án32, với tổng số gần 8.800 cộng tác viên.
     Nhân viên CTXH hướng dẫn người dân tờ khai, sử dụng dịch vụ CTXH. 
Định hướng phát triển nghề CTXH giai đoạn 2015 – 2020
Tuy nhiên, việc thực hiện Đề án 32 cũng còn nhiều vấn đề tồn tại như:Về mặt luật pháp, dù đã ban hành thêm một số quy định hướng dẫn nhưngtổng thể chưa hoàn chỉnh; Việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viênCTXH mới dừng lại ở giai đoạn đầu, kinh nghiệm đào tạo ít; Chương trình,giáo trình và tài liệu giảng dạy CTXH còn thiếu, nhiều bất cập; Đội ngũcán bộ, nhân viên và cộng tác viên CTXH còn quá mỏng và cũng chưachuyên nghiệp; các hoạt động hiện tại mang nặng tính quản lý Nhà nướchơn là hướng dẫn, hỗ trợ cung cấp dịch vụ công cho các đối tượng có hoàncảnh đặc biệt, nhằm giúp đỡ họ tự giải quyết các vấn đề xã hội nảysinh; Số người dân có nhu cầu trợ giúp xã hội được tiếp cận, thụ hưởngdịch vụ CTXH còn ít…
Nhằm thúc đẩy Đề án 32 phát triển mạnh, hiệu quả hơn trong giai đoạn2015 – 2020, cần có những quy định pháp lý cụ thể về phát triển nghềCTXH hiện tại, việc xây dựng chính sách, chế độ phụ cấp và tiêu chuẩnchức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm đối với cán bộ, viên chức, cộngtác viên CTXH. Cần tăng cường những mô hình đào tạo CTXH, dự báo nhu cầuđào tạo, khuyến nghị phát triển mô hình thực hành, gắn đào tạo với kếhoạch sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo CTXH. Songsong với đó là phát triển một số mô hình, kinh nghiệm phát triển cácdịch vụ CTXH trong một số lĩnh vực trường học, bệnh viện, chăm sóc sứckhỏe tâm thần, hiện trạng và định hướng, quy hoạch mạng lưới các cơ sởtrợ giúp xã hội; nâng cao nhận thức xã hội và CTXH trong lĩnh vực trợgiúp người khuyết tật… để trợ giúp các đối tượng yếu thế.
Về vấn đề phát triển nghề CTXH giai đoạn tới, ông Jesper Moller –Nguyên quyền Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam(UNICEF) đã đánh giá cao những bước phát triển của Đề án 32 tại ViệtNam, đặc biệt với việc ban hành các thông tư, qui định chức danh, mã sốvà tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức CTXH. Tuy nhiên, ông chorằng, trong giai đoạn tới, Bộ LĐTBXH cần cùng các bộ ngành liên quan nênxem xét đề nghị Chính phủ ban hành luật, hoặc pháp lệnh về nghề CTXH,cùng với đó là việc qui định cụ thể vai trò, chức năng nhiệm vụ hoạtđộng của viên chức CTXH trong các luật có liên quan như: Luật Bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật vềNgười khuyết tật…
Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Trọng Đàm, giai đoạn 2015 – 2020 cầntạo bước chuyển mạnh mẽ hơn trong việc thực hiện Đề án 32. Theo đó,cùng với việc tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, các địa phương cầnlồng ghép nội dung phát triển nghề CTXH vào kế hoạch phát triển kinh tế –xã hội của địa phương mình. Chú trọng phát triển mạnh mạng lưới cungcấp các dịch vụ CTXH ở cơ sở, cộng tác viên CTXH tại các trường học,bệnh viện, hệ thống tư pháp. Ưu tiên phát triển cung cấp các dịch vụCTXH đối với trẻ em, người khuyết tật, người già, tham gia giải quyếtcác vấn đề nghèo đói, nhân rộng các mô hình Trung tâm cung cấp dịch vụxã hội tại các quận huyện, xã phường…

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

TIN PHỔ BIẾN