Trang chủTư vấn tham vấnQuyết định phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của...

Quyết định phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016-2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 1235/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH THÚC ĐẨY QUYỀN THAM GIA CỦA TRẺEM VÀO CÁC VẤN ĐỀ VỀ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căncứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căncứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căncứ Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dụctrẻ em;

Xétđề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều1. Phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đềvề trẻ em giai đoạn 2016 – 2020 với những nội dung chính như sau:

I.MỤC TIÊU CỦACHƯƠNG TRÌNH

1. Mụctiêu tổng quát: Tạo môi trường thuận lợi và nâng cao năng lực cho trẻ em trongviệc thực hiện quyền tham gia vào các vấn đề liên quan đến trẻ em theo quy địnhcủa pháp luật và Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em.

2. Cácmục tiêu cụ thể:

a) 100%pháp luật, chính sách về trẻ em ở cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện được thamvấn ý kiến trẻ em;

b) 90%các quyết định có liên quan đến trẻ em trong nhà trường được tham vấn ý kiếntrẻ em;

c) 90%các quyết định có liên quan đến trẻ em trong cộng đồng, xã hội được tham vấn ýkiến trẻ em;

d) 100%các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện ít nhất 02 môhình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI CHƯƠNG TRÌNH

1. Đốitượng: Trẻ em từ 6 tuổi trở lên; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệmthực hiện các quyền của trẻ em.

2. Phạmvi của Chương trình: Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Nângcao nhận thức cho các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân về ý nghĩa, sự cầnthiết về quyền tham gia của trẻ em, giúp cho trẻ em chủ động, sáng tạo, tự tintrong cuộc sống, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Nâng cao nănglực về quản lý nhà nước, kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ emcho các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân.

2. Cáccơ quan nhà nước khi xây dựng và thực hiện pháp luật, chính sách có liên quanđến trẻ em; nhà trường, cộng đồng, xã hội khi xây dựng và thực hiện quyết định,kế hoạch, hoạt động có liên quan đến trẻ em phải tổ chức tham vấn, lấy ýkiến của trẻ em bằng các hình thức phù hợp.

3. Đẩymạnh việc huy động các nguồn lực của xã hội, cộng đồng và doanh nghiệp để thựchiện Chương trình; khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ nguồn lực để tổchức các hoạt động, các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.

4. Mởrộng hợp tác quốc tế về thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em nhằm tranh thủ nguồnlực, kỹ thuật và kinh nghiệm quốc tế. Chủ động tham gia và đăng cai tổ chứccác sự kiện khu vực và quốc tế về quyền tham gia của trẻ em như diễn đàn trẻem, liên hoan gặp mặt trẻ em.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phíthực hiện Chương trình bao gồm: Ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toánngân sách của các Bộ, ngành, địa phương; huy động từ các nguồn vốn tài trợ củacác tổ chức, cá nhân nước ngoài; hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước vàcác nguồn vốn hợp pháp khác.

Phêduyệt kèm theo Chương trình các dự án sau:

1. Dự án1: Truyền thông, nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻem

a) Mụctiêu: Nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền tham giacủa trẻ em cho các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thựchiện quyền trẻ em;

b) Cơquan chịu trách nhiệm thực hiện:

– Cơquan chủ trì: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Các cơquan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ĐàiTruyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản HồChí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền trẻ emViệt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Dự án2: Nâng cao năng lực thực hiện quyền tham gia của trẻ em

a) Mụctiêu: Nâng cao năng lực trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật,chính sách về bảo đảm quyền tham gia của trẻ em cho các cấp chính quyền, các tổchức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em, chú trọng đối tượng cán bộbảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, giáo viên, cán bộ đoàn, đội, cha mẹ và trẻ em;xây dựng quy trình, tiêu chuẩn, tài liệu hướng dẫn thực hiện và nâng cao nănglực theo dõi, đánh giá việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em;

b) Cơ quanchịu trách nhiệm thực hiện:

– Cơquan chủ trì: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Cơquan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tưpháp, Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, HộiBảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương.

3. Dự án3: Xây dựng và thực hiện các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em

a) Diễnđàn trẻ em

Diễn đàntrẻ em là hoạt động để trẻ em nói lên ý kiến, nguyện vọng của trẻ em hoặc đểcác cơ quan, tổ chức lấy ý kiến của trẻ em về những vấn đề có liên quan đến trẻem.

– Mụctiêu: Diễn đàn trẻ em quốc gia định kỳ tổ chức 2 năm/lần; diễn đàn trẻ em cấptỉnh định kỳ tổ chức 1 năm/lần.

– Cơquan chủ trì: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Các cơquan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trungương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Ủyban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Thămdò ý kiến trẻ em

Thăm dòý kiến trẻ em là hình thức tham vấn ý kiến trẻ em thông qua hội nghị, hộithảo, tọa đàm, phiếu hỏi, điện thoại di động, tổng đài tư vấn,internet và các hình thức phù hợp khác.

– Mụctiêu: ít nhất 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình xây dựngpháp luật, chính sách có liên quan đến trẻ em tổ chức thăm dò ý kiến trẻ em.

– Cơquan chủ trì: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Các cơquan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ytế, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Bảo vệ quyền trẻ emViệt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Hộiđồng trẻ em

Hội đồngtrẻ em là nhóm đại diện cho trẻ em để định kỳ bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, traođổi, đối thoại với đại diện Hội đồng nhân dân các cấp về các vấn đề liên quanđến trẻ em tại địa phương.

– Mụctiêu: Ít nhất 05 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập và tổ chứchoạt động Hội đồng trẻ em.

– Cơquan chủ trì: Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

– Các cơquan phối hợp: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Ủy bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

d) Câulạc bộ quyền tham gia của trẻ em

Câu lạcbộ quyền tham gia của trẻ em là tổ chức được thành lập trên cơ sởtham gia tự nguyện của trẻ em, do trẻ em chủ động xây dựng và triển khai cáchoạt động liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em.

– Mụctiêu: Ít nhất 100 câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em được thành lập, tổ chứchoạt động tại nhà trường và cộng đồng.

– Cơquan chủ trì: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Các cơquan phốihợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung ươngĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Ủy bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

đ) Cácchương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện

Cácchương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện là những đề xuất,sáng kiến của trẻ em nhằm giải quyết các nhu cầu của trẻ em, cộng đồng và xãhội. Những chương trình, hoạt động này do trẻ em đề xuất, xây dựng,triển khai và giám sát thực hiện với sự hướng dẫn của các cơ quan, tổ chứccó chức năng, nhiệm vụ nhằm đáp ứng các quyền tham gia của trẻ em theo quy địnhcủa pháp luật.

– Mụctiêu: Ít nhất 100 chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện tạinhà trường và cộng đồng liên quan đến quyền tham gia của trẻ em.

– Cơquan chủ trì: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Các cơquan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trungương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Ủy bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều2. Tổ chức thực hiện

1. BộLao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

a) Xâydựng kế hoạch thực hiện và điều phối các hoạt động của Chương trình;

b) Tổchức thực hiện các dự án đã được phân công trong Chương trình theo quy định củapháp luật;

c) Đẩymạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông về chủ trương của Đảng, pháp luật,chính sách của Nhà nước về quyền tham gia của trẻ em;

d) Hướngdẫn, kiểm tra, thanh tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình và định kỳbáo cáo Thủ tướng Chính phủ;

đ) GiúpThủ tướng Chính phủ đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương tổ chức tham vấn ý kiếntrẻ em khi xây dựng pháp luật, chính sách, chương trình, đề án có liên quan đếntrẻ em;

e) Tổchức tổng kết việc thực hiện Chương trình.

2. BộGiáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xãhội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện các nhiệm vụsau:

a) Triểnkhai bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ phụtrách đoàn, đội trong trường học về việc xây dựng và áp dụng phương pháp giáodục gắn liền với sự tham gia của trẻ em;

b) Tíchhợp, lồng ghép các nội dung có sự tham gia của trẻ em vào các môn học chínhkhóa, hoạt động ngoại khóa phù hợp với cấp học, trình độ đào tạo và nănglực, sự phát triển của trẻ em.

3. Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xãhội nghiên cứu, đề xuất chính sách thúc đẩy các hoạt động tham gia của trẻ emtrong gia đình.

4. BộTài chính bố trí kinh phí thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật vềngân sách nhà nước; phối hợp thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phíthực hiện Chương trình.

5. CácBộ, ngành, cơ quan Trung ương trong quá trình xây dựng pháp luật, chính sách cóliên quan đến trẻ em phải có hình thức tham vấn ý kiến trẻ em phù hợpvà tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ được phâncông.

6. Ủyban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Tổchức triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Laođộng – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành chức năng;

b) Xâydựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động hằng năm về thúc đẩy quyềntham gia của trẻ em; lồng ghép việc thực hiện Chương trình với các chương trìnhkhác có liên quan trên địa bàn;

c) Chỉđạo các cơ quan, tổ chức khi xây dựng và thực hiệnpháp luật, chính sách, chương trình, đề án phải tham vấn ý kiến trẻ em;

d) Chủđộng bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện Chương trình;

đ) Kiểmtra việc thực hiện Chương trình tại địa phương và thực hiện chế độ báo cáo hằngnăm về kết quả triển khai Chương trình gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộiđể tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

7. Đềnghị Ủyban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trongphạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia tổ chức triển khai Chương trình;đẩy mạnh công tác truyền thông về quyền tham gia của trẻ em; tham gia xây dựngvà giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về quyền tham gia của trẻ em.

Điều3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộcChính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan, Chủ tịch Ủy bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hànhQuyết định này./.

 

 
Nơi nhận:- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Văn phòng Trung ương Đảng;- Văn phòng Tổng Bí thư;- Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Quốc hội;- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, TKBT, QHQT, V.III, TCCV; – Lưu: VT, KGVX (3b).

KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Vũ Đức Đam

 1235_QD-TTg_284929.doc

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

TIN PHỔ BIẾN