Trang chủTư vấn tham vấnThông tin về quy trình hỗ trợ pháp lý

Thông tin về quy trình hỗ trợ pháp lý

1. Đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí:

– Người nghèo;

– Người có công với cách mạng:

+ Người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945

+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng

+ Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động

+Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

+ Bệnh binh

+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày

+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế

+ Người có công giúp đỡ cách mạng

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng của liệt sỹ, con của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ

– Người già: Người từ đủ 60 tuổi trở lên, sống cô đơn không nơi nương tựa;

– Người khuyết tật: người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn; người bị nhiễm chất độc hóa học; nhiễm HIV không nơi nương tựa;

– Người chưa thành niên: chưa đủ 18 tuổi;

– Người dân tộc thiểu số: người thường xuyên sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật;

– Nạn nhân theo quy định của pháp luật phòng chống mua bán người;

– Các đối tượng khác được trợ giúp theo quy định của Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

2. Hình thức thực hiện trợ giúp pháp lý:

– Tư vấn pháp luật;

– Tham gia tố tụng;

– Đại diện ngoài tố tụng;

– Các hình thức khác (hòa giải, thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính, khiếu nại…)

3. Những việc cần làm khi đến đề nghị trợ giúp pháp lý:

– Xuất trình giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý miễn phí theo diện được quy định;

– Nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (theo mẫu);

– Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc cần được trợ giúp (nếu có);

– Trình bày đầy đủ và trung thực về nội dung vụ việc và các thông tin liên quan đến vụ việc;

– Tuân thủ nội quy, quy chế của tổ chức trợ giúp pháp lý;

– Thông báo kết quả vụ việc đã giải quyết cho tổ chức trợ giúp pháp lý;

4. Liên hệ với tổ chức trợ giúp pháp lý:

Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước trực thuộc Sở Tư pháp, các Chi nhánh trợ giúp pháp lý ở địa phương nơi cư trú; các điểm trợ giúp pháp lý lưu động, gửi thư yêu cầu hoặc gọi điện thoại trong giờ hành chính vào tất cả các ngày làm việc trong tuần.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

TIN PHỔ BIẾN