Diễnđàn trẻ em quốc gia lần thứ IV năm 2015 với chủ đề “Lắng nghe trẻ emnói” do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban Văn hóa,Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức vừakết thúc. Sau Diễn đàn, 192 em thiếu niên nhi đồng đại diện cho hơn 26triệu trẻ em trên toàn quốc đã gửi 4 khuyến nghị quan trọng đến lãnh đạoĐảng, Nhà nước, Quốc hội.
Đó là, ở gia đình, cha mẹ cần nâng cao kiến thức về quyền của trẻ em đặc biệt là quyền tham gia.
Ở nhà trường, các emmong muốn lãnh đạo, thầy cô giáo tạo điều kiện và hỗ trợ để trẻ em cóthể giao lưu, kết bạn và hòa đồng với nhau.
Ở cộng đồng, các em mong muốn đổi mới truyền thông về quyền trẻ em.
Trong xây dựng luậtpháp, chính sách có các quy định pháp luật về việc trẻ em được người lớnlắng nghe, thấu hiểu và đáp ứng nguyện vọng của trẻ em.
Trẻ em tham gia Diễn đàn trẻ em lần thứ IV. Ảnh molisa.gov.vn
Công ước Liên hiệp quốcvề Quyền trẻ em bao gồm 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em là quyền “sốngcòn”, quyền “bảo vệ”, quyền “phát triển” và quyền “tham gia”. Quyền“tham gia” của các em gồm quyền tiếp cận thông tin phù hợp với lứa tuổi;quyền kiến nghị, bày tỏ những suy nghĩ riêng của mình về các vấn đềliên quan đến trẻ em; quyền được người lớn lắng nghe, phản hồi về nhữngvấn đề đó.
Nước ta là quốc gia đầutiên ở Châu Á và là quốc gia thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước LiênHợp Quốc về quyền trẻ em. Hiến pháp năm 2013 đã quy định: Trẻ em đượcNhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham giavào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏmặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyềntrẻ em. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc và sự tôn trọng trẻ em củaĐảng và Nhà nước ta; tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để trẻ em thực hiệnđầy đủ các quyền cơ bản của mình, bao gồm có quyền tham gia.
Nhật Thy
Nguồn: tiengchuong.vn